Tìm hiểu về kiểm định, phân biệt giữa kiểm định với hiệu chỉnh và hiệu chuẩn

Tìm hiểu về kiểm định, phân biệt giữa kiểm định với hiệu chỉnh và hiệu chuẩn

Kiểm định là gì? Kiểm định có đặc điểm như thế nào? Cơ quan nào được phép thực hiện kiểm định? Những máy móc, thiết bị nào cần được kiểm định? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được lý giải tại bài viết dưới đây.

Kiểm định là gì?

Kiểm định chính là hoạt động kỹ thuật dựa theo một quy trình nhất định nhằm xác nhận và đánh giá sự phù hợp của hàng hóa, sản phẩm với yêu cầu được quy định về quy chuẩn kỹ thuật.

Ngoài ra, kiểm định còn được hiểu là hoạt động xác nhận, đánh giá những đặc tính kỹ thuật đo lường từ phương tiện đo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong đo lường. Kiểm định là bắt buộc, nhằm hỗ trợ kiểm tra thiết bị máy móc của tổ chức và doanh nghiệp xem có đảm bảo đúng theo quy định của Nhà nước không.

Kiểm định là gì?
Kiểm định là gì?

Đặc điểm của kiểm định

Để có thể phân biệt được kiểm định với một số khái niệm khác bạn cần nắm rõ những đặc điểm như sau:

Kiểm định là hoạt động về kỹ thuật

Kiểm định là hoạt đồng phải ứng dụng các kiến thức về khoa học và công nghệ để có thể đánh giá chính xác chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra, hoạt động kiểm định cũng được sử dụng các trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ quá trình kiểm tra được được bảo hơn.

Kiểm định là hoạt động để đánh giá

Hoạt động kiểm định còn có mục đích khác đó là xem xét, đánh giá các sản phẩm máy móc dựa trên cơ sở thiết bị đang sở hữu so với những tiêu chuyển đã được quy định. Công việc này nhằm đảm bảo mức độ an toàn cho các sản phẩm trong khi sử dụng. Những sản phẩm đạt chất lượng sẽ được dán tem kiểm định cùng với giấy chứng nhận.

Sản phẩm của kiểm định thường là công trình xây dựng, sản phẩm kỹ thuật

Đối tượng mà việc kiểm định hướng tới không phải là các sản phẩm về thực phẩm, hay các mặt hàng sản phẩm khác mà đối tượng ở đây chính là máy móc, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kỹ thuật hoặc được sử dụng trong công trình xây dựng.

Kiểm định nhằm hướng đến sự an toàn

Theo thời gian các sản phẩm kỹ thuật, xây dựng sẽ bị hao mòn và mất đi những tính năng, giá trị ban đầu, hoặc do trong quá trình sử dụng những sản phẩm này đều bị hao mòn và hư hỏng. Việc sử dụng các sản phẩm không đảm bảo là nguyên nhân chính gây ra những thiệt hại không nên có. Vậy nên, kiểm định sẽ trở thành thước đo đánh giá các giá trị của sản phẩm đã được chuẩn theo quy định cụ thể về chất lượng kiểm định của sản phẩm.

Cơ sở pháp lý và cơ quan kiểm định

Việc kiểm định các phương tiện đo do các kiểm định viên thực hiện đo lường xuyên suốt trong quy trình kiểm định. Thiết bị sau khi được kiểm định, nếu đạt chất lượng sẽ được dán tem đã kiểm định hoặc giấy chứng nhận được cơ sở kiểm định Nhà nước hay cơ quan quản lý Nhà nước ban hành.

Kiểm định thực hiện trên những máy móc, thiết bị nào?

Những thiết bị, máy móc có yêu cầu kiểm định:

  • Thang cuốn, thang máy
  • Thiết bị áp lực và nồi hơi: Nồi đun nước nóng, nồi hơi, bình áp lực, bể áp lực, nồi gia nhiệt, máy nén khí, chai chứa khí
  • Hệ thống lạnh
  • Thiết bị nâng: Cần trục, xe nâng, vận thăng, palang, cẩu tháp, sàn nâng, tời nâng…
  • Đường ống dẫn khí, hệ thống khí y tế, hệ thống chiết xuất điều tiết khí, hệ thống gas…
  • Hệ thống đường ống dẫn nước nóng và hơi nước
Một số thiết bị cần kiểm định
Một số thiết bị cần kiểm định

Phân biệt giữa kiểm định với hiệu chuẩn và hiệu chỉnh

Kiểm định và hiệu chuẩn

Kiểm định là xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo với các yêu cầu về pháp lý có đạt đúng chỉ tiêu kỹ thuật hay không, và kết quả được cơ quan kiểm định nhà nước xác nhận. Kiểm định là bắt buộc đối với các phương tiện đo trong “Danh mục các thiết bị đo bắt buộc phải kiểm định”. Các thiết bị đo sau khi kiểm định, nếu đạt yêu cầu sẽ được dán tem kiểm định.

Hiệu chuẩn là thiết bị tạo mối tương quan giữa phương tiện đo và sự đo lường. Hiệu chuẩn không bắt buộc. Nhờ vào kết quả việc hiệu chuẩn, bạn có thể tự đánh giá thiết bị đó có còn sử dụng được nữa hay không.

Hiệu chỉnh và hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Hiệu chỉnh và hiệu chuẩn hoàn toàn khác nhau về bản chất, một bên là sửa chữa điều chỉnh các thiết bị về lại mức độ chính xác tin cậy, bên còn lại là kiểm tra, đánh giá tính chính xác và sai số của thiết bị đo.

Qua bài viết, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn về kiểm định, cũng như cách để phân biệt giữa kiểm định với hiệu chuẩn và hiệu chỉnh. Hy vọng, với những chia sẻ trên bạn có thể hiểu rõ hơn về những định nghĩa này. Truy cập vào website của chúng tôi để tìm hiểu các kiến thức hiệu chuẩn, đồng thời, liên hệ tại đây ngay khi bạn có nhu cầu nhé

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi HotlineGửi EmailZalo Chat