Kính hiển vi là một trong những thiết bị sử dụng để quan sát những vật thể có kích thước nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Vậy để kết quả quan sát được chính xác theo thời gian thì bạn cần phải thường xuyên hiệu chuẩn kính hiển vi cẩn thận. Cùng Tecotec e Commerce tìm hiểu ở bài chia sẻ dưới đây.
Các thông tin cơ bản về kính hiển vi
Bộ phận cấu tạo kính hiển vi
Kính hiển vi bao gồm hai bộ phận chính là thị kính và vật kính.
- Thị kính là một thấu kính hội tụ với tiêu cự nhỏ, được sử dụng như một chiếc kính lúp để quan sát ảnh.
- Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự cực kỳ ngắn chỉ vài milimet, để tạo ra một ảnh lớn hơn nhiều lần.
- Hai thấu kính được ghép đầu trục tại hai đầu của ống hình trụ với khoảng cách không thay đổi.
- Ngoài ra, có bộ phận chiếu sáng cần được quan sát.
Bộ phận cấu tạo nên kính hiển vi tương đối đơn giản. Nhưng tính ứng dụng của kính đem đến cho con người thật là hữu ích, đặc biệt đối với những nhà nghiên cứu khoa học.
Phân loại kính hiển vi
Kính hiển vi hiện nay được phân loại theo những yếu tố sau:
Dựa vào những tương tác với mẫu tạo hình ảnh
- Photon hoặc ánh sáng: Kính hiển vi dạng quang học
- Đầu dò: Kính hiển vi dạng quét đầu dò
- Điện tử: Kính hiển vi dạng điện tử
Dựa vào việc người dùng phân tích các mẫu
- Phân tích mẫu cùng một lúc: Kính hiển vi sẽ có quang học trường rộng và kính hiển vi điện tử
- Phân tích qua điểm quét: Gồm kính hiển vi quét điện tử, kính quang học đồng tiêu, kính hiển vi có đầu dò quét
Chuẩn bị gì trước khi hiệu chuẩn kính hiển vi
Khi thực hiện hiệu chuẩn thiết bị đo lường – kính hiển vi, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Độ ẩm của môi trường đạt (50 ÷ 90) %RH
- Nhiệt độ của môi trường đạt (20 ± 10) °C
Các bước hiệu chuẩn kính hiển vi
Quy trình thực hiện hiệu chuẩn đo lường – kính hiển vi gồm có các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra cẩn thận bên ngoài
Kiểm tra bên ngoài bằng mắt xem xét sự thích hợp của phương tiện đo kính hiển vi với những yêu cầu được quy định trong tài liệu về kỹ thuật, về nguồn nuôi, chỉ thị, ký/nhãn hiệu hay cơ cấu niêm phong của phương tiện đo, phụ tùng và tài liệu kèm theo.
Bước 2: Kiểm tra phần kỹ thuật
Kiểm tra trạng thái kỹ thuật xem hoạt động của kính hiển vi có bình thường đúng với hướng dẫn vận hành hay không.
Bước 3: Kiểm tra công tác đo lường
- Đếm vạch chia của kính và tính kích thước của các vạch chia tại một độ phóng đại nhất định.
- Xác định chính xác sai số
Bước 4: Xử lý những kết quả nhận được
- Tính toán mức độ không đảm bảo của kính hiển vi khi đo đạc
- Kính hiển vi sau khi đã được thực hiện hiệu chuẩn: Nếu đạt yêu cầu sẽ được dán tem hiệu chuẩn và cấp giấy chứng nhận việc hiệu chuẩn.
- Theo khuyến nghị từ chuyên gia, chu kì hiệu chuẩn kính hiển vi thường là 12 tháng
Qua bài viết, chúng tôi đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến quy trình hiệu chuẩn kính hiển vi. Hy vọng, với những thông tin trên có thể giúp bạn phần nào bảo quản tốt kính hiển vi của mình. Nếu có nhu cầu về hiệu chuẩn thiệt bị, bạn nhớ ghé qua Tumiki Calib – Công ty hiệu chuẩn uy tín, chất lượng nhất hiện nay. Chúng tôi có thể tới ngay cơ sở của bạn và thực hiện hiệu chuẩn theo yêu cầu. Gọi đến số 0902831917 hoặc gửi thông tin qua email hcm@tecotec.com.vn, Tumiki Calib sẽ tư vấn và báo giá ưu đãi cho bạn!