Xây dựng chiến lược bảo trì, bảo dưỡng thiết bị cho xưởng sản xuất

Xây dựng chiến lược bảo trì, bảo dưỡng thiết bị cho xưởng sản xuất

Có phương pháp và chiến lược hiện đại trong bảo dưỡng thiết bị không chỉ giúp cho các cơ sở sản xuất đảm bảo được hiệu suất làm việc mà còn giúp hạ giá chi phí sản xuất, mang lại lợi nhuận lớn hơn nhưng vẫn đảm bảo được đầu ra cũng như chất lượng của sản phẩm. Sau đây là cách xây dựng chiến lược bảo dưỡng hiệu quả nhất.

Sửa chữa, bảo dưỡng sau khi máy hỏng

Sử dụng máy móc đến khi hỏng và chỉ thực hiện các biện pháp bảo dưỡng đơn giản như thay dầu, tân trang, sửa chữa sau khi máy đã hỏng. Phương pháp này thường được áp dụng cho các cơ sở sản xuất nhỏ. Tuy nhiên, đây là phương pháp bảo trì có chi phí cao nhất.

Ưu điểm:

  • Tối ưu thời gian sử dụng máy.
  • Giảm chi phí do không cần sử dụng nguồn nhân lực bảo trì.

Nhược điểm:

  • Bị động, thời gian hoạt động sản xuất không được thường xuyên.
  • Mỗi lần hư hỏng tốn kém do phải sử dụng nguồn lực bên ngoài.
  • Nguy cơ hư hỏng toàn bộ và phải thay thế máy mới.
Sửa chữa, bảo dưỡng sau khi máy hỏng
Sửa chữa, bảo dưỡng sau khi máy hỏng

Bảo trì, bảo dưỡng theo tình trạng máy

Kiểm soát online, hoặc định kỳ để xác định tình trạng thiết bị. Chỉ thay thế và sửa chữa sau khi chẩn đoán chính xác các lỗi máy trước khi máy hỏng. Đã có các công ty chuyên trách về theo dõi và xử lý chống rung.

Kiểm soát bảo vệ

Với những bộ máy lớn, quan trọng hoặc đắt tiền, yêu cầu bảo vệ máy là hiển nhiên. Sử dụng dịch vụ bảo dưỡng là hệ thống kiểm soát thường trực.

Theo dõi độ rung động máy. Căn cứ vào bảng tiêu chuẩn ISO về độ rung máy và thông số kỹ thuật của loại máy, hai giới hạn rung động được chỉnh, gài trong hệ thống bảo vệ: Giới hạn báo động và giới hạn hủy hoại.

Theo dõi tình trạng của máy thường xuyên
Theo dõi tình trạng của máy thường xuyên

Phân tích, chuẩn đoán

Với những thiết bị đo lường độ rung hiện đại như velocity sensor, acceleration sensor đi kèm với các phần mềm chuyên dụng, kỹ thuật viên có thể xác định chính xác các nguyên nhân gây rung như:

  • Vòng bi hoặc giá đỡ vòng bi hỏng.
  • Bánh răng hộp số, hộp đổi tốc bị vỡ, sứt hay quá mòn.
  • Lệch tâm trục, mất cân bằng, khoảng 80% rung động gây ra bởi hai nguyên nhân này.
  • Cộng hưởng rung động với bệ máy, cấu trúc nền xưởng, với các máy khác, hoặc do sử dụng máy đổi tần. Tùy theo sự quan trọng của cỗ máy và điều kiện nhân sự, mà áp dụng phương pháp kiểm tra thường trực hay định kỳ.

Xử lý rung động

Trừ những trường hợp bắt buộc phải thay thế phụ tùng mòn, có thể xử lý rung động mà không cần thay thế cho những nguyên nhân sau:

  • Lệch tâm trục, mất cân bằng.
  • Cộng hưởng rung động do máy đổi tần số của động cơ điện.
Bảo trì, bảo dưỡng theo tình trạng máy
Bảo trì, bảo dưỡng theo tình trạng máy

Như vậy cùng Tumiki Calib, bạn đã biết được ưu và nhược điểm của từng loại chiến lược bảo trì, bảo dưỡng thiết bị cho xưởng hay các cơ sở sản xuất. Hãy xem lại mô hình, loại hình kinh doanh, số lượng máy móc của mình để có được sự lựa chọn cách bảo dưỡng tối ưu nhất. Nếu như có băn khoăn hay nhu cầu về dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị, đừng ngần ngại hãy gọi đến số 0902831917 hoặc gửi thông tin qua email hcm@tecotec.com.vn, Tumiki Calib sẽ tư vấn và báo giá ưu đãi cho bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi HotlineGửi EmailZalo Chat