Bảo dưỡng máy đo CNC hiệu quả sẽ giúp cho thiết bị đo lường có thể vận hành ổn định, trơn tru và giảm tình trạng hao mòn ở các chi tiết, đồng thời giúp người dùng phát hiện sớm các lỗi kỹ thuật, hay những hư hỏng để kịp khắc phục, ngăn ngừa và nâng cao tuổi thọ cho máy đo. Hãy cùng Tumiki Calib tìm hiểu ở bài chia sẻ dưới đây.
Hoạt động bảo dưỡng máy CNC đem lại lợi ích gì?
Thực hiện thường xuyên, đầy đủ những quy trình bảo dưỡng, bảo quản thiết bị gia công CNC sẽ đem đến rất nhiều lợi ích có thể kể đến như:
- Thời gian máy ngừng chạy sẽ giảm xuống.
- Năng xuất gia công máy tăng lên.
- Giảm các chi phí liên quan đến sửa chữa, bảo trì.
- Việc bảo trì máy đo được diễn ra theo đúng kế hoạch.
- Tăng khả năng luôn sẵn sàng gia công của thiết bị, máy móc.
- Hạn chế tối đa sự cố của máy, từ đó giảm chi phí sản xuất xuống.
- Gia tăng mức độ tin cậy và bảo trì máy.
- Đảm bảo khi vận hành máy đo luôn an toàn nhất.
Quy trình bảo dưỡng tổng thể cho máy CNC
Trước khi tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng máy đo CNC bạn cần kiểm tra khả năng làm việc tổng thể của máy để đánh giá được tình trạng hiện tại của máy một cách chính xác. Từ đó đưa ra được những phương án bảo dưỡng máy tốt nhất.
Phần điện và điện tử
Đầu tiên bạn cần kiểm tra bộ phận điện, điện tử của máy CNC. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng thực hiện như sau:
- Vệ sinh hệ thống bo mạch điện tử, hệ thống điện, thiết bị ngoại vi
- Kiểm tra hoạt động của linh kiện điện tử, thiết bị xem có hoạt động ổn định hay hỏng hóc gì không.
- Sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện, bộ phận bị hỏng, bảo dưỡng theo phương pháp hợp lý từ quá trình kiểm tra cho bộ phận điện, điện tử.
- Thống kế những thiết bị cần được bảo dưỡng, thay thế cùng với dự kiến về chi phí sửa chữa, thay thế linh kiện.
- Kiểm tra các cáp kết nối, mối nối, cảm biến, công tắc, main CPU…
- Kiểm tra hoạt động của bộ phận điều khiển và nguồn máy.
Phần cơ khí
Đối với bộ phận cơ khí, các bạn cần kiểm tra, bảo dưỡng như sau:
- Tháo lắp, bảo dưỡng, kiểm tra theo các phương án phù hợp với cơ cấu hoạt động của máy (bu lông, tra dầu mỡ trục, ốc vít…)
- Kiểm tra các hoạt động của cơ cấu cơ khí trên máy đo cùng với chất lượng đầu ra của sản phẩm được gia công trên máy. Từ đó, có thể đánh giá được tình trạng hiện tại của máy đo CNC và đưa ra được những cách thức bảo dưỡng.
- Đặc biệt, cần hiệu chỉnh một cách chính xác cơ cấu cơ khí của máy.
Quy trình bảo dưỡng máy đo CNC định kỳ
Quá trình bảo dưỡng máy đo CNC thường sẽ được thực hiện bởi những người thợ đứng máy vì họ là người vận hành, tiếp xúc trực tiếp với máy cũng như có hiểu biết về máy.
Hàng ngày – Kiểm tra mức dầu được làm nguội 8 tiếng/lần
- Kiểm tra mức dầu ở trong thùng dầu bôi trơn máy.
- Sử dụng dầu nhẹ và dầu sạch để lau chùi phần đầu côn trục chính.
- Thay thế hoặc làm sạch các chi tiết, bộ phận của máy nếu cần.
- Kiểm tra các thông số qua việc lọc dầu để làm nguội trục chính.
- Làm sạch phoi ở khay, đường bao và bộ phận thay dao.
Hàng tuần – Kiểm tra quá trình xả tự động của bộ điều chỉnh áp suất/ bộ lọc
- Loại bỏ cặn bẩn trong thùng và làm sạch phần nắp thùng. Lưu ý trước khi thực hiện những việc trên cần phải tháo bơm dầu làm nguội cẩn thận để đưa ra khỏi bộ phận điều khiển và hoàn toàn cắt điện.
- Kiểm tra mức độ điều chỉnh áp suất khí ở trục chính với 20psi.
- Làm sạch phần phoi trên thùng dầu làm nguội ở các máy CNC với những tùy chọn TSC.
- Kiểm tra điều khiển khí nén ở 85 psi và kiểm tra sự điều chỉnh về áp suất khí ở 17 psi.
- Làm sạch bề mặt ngoài bằng cách nhẹ nhàng lau chùi. Không được sử dụng dung môi bởi có thể làm tróc lớp sơn phủ bên ngoài máy.
Hàng tháng – Kiểm tra mức độ cân bằng áp suất thủy lực của máy đo
- Kiểm tra tổng quát cho những thao tác máy phù hợp và tra dầu nhẹ (nếu cần).
- Bôi một lớp mỡ mỏng chuyên dụng ở bên ngoài bằng các dao và băng dẫn của máy.
- Kiểm tra hộp số máy có mức dầu như thế nào.
Kết quả cần đạt được sau quá trình bảo dưỡng máy đo CNC
Sau khi đã kiểm tra, bảo dưỡng máy đo thì cần đạt được những kết quả sau đây:
- Hệ thống điều khiển phải được giảm mức nhiệt phát sinh hoạt động ổn định. Từ đó đảm bảo mức độ chính xác khi điều khiển và gia tăng tuổi thọ cho linh kiện máy.
- Gia tăng tuổi thọ của máy, và giảm chi phí về sửa chữa.
- Máy cần được hoạt động tốt, đảm bảo an toàn và mức độ ổn định theo tiêu chuẩn về kỹ thuật và giảm đi mức tiêu thụ điện.
- Cơ cấu cơ khí máy hoạt động phải ít tiếng ồn, êm, giảm mức độ ma sát giữa những cơ cấu truyền động.
Qua bài viết, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn cách bảo dưỡng máy đo CNC đúng cách, hiệu quả. Hy vọng, bạn có thể ứng dụng nó để đảm bảo máy đo được hoạt động tốt nhất trong thời gian dài và tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất.
Nếu như có băn khoăn hay nhu cầu về dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị thì có thể tham khảo dịch vụ tại Tumiki Calib với chất lượng đã được đảm bảo thông qua kiểm duyệt kỹ càng, yên tâm cho người sử dụng. Đừng ngần ngại hãy gọi đến số 0902831917 hoặc gửi thông tin qua email hcm@tecotec.com.vn, Tumiki Calib sẽ tư vấn và báo giá ưu đãi cho bạn!