Quy trình hiệu chuẩn thiết bị đo lường nội bộ được tổ chức thế nào?

Quy trình hiệu chuẩn thiết bị đo lường nội bộ được tổ chức thế nào?

Vấn để tổ chức hiệu chuẩn thiết bị đo lường nội bộ sẽ được Tumiki Calib giới thiệu thực hiện qua 5 bước: Lập danh sách thiết bị hiệu chuẩn nội bộ; Xây dựng phương pháp hiệu chuẩn và tiêu chí chấp nhận; Thực hiện hiệu chuẩn; Kiểm tra, đánh giá kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; Xác lập thời gian hiệu chuẩn tiếp theo.

Lập danh sách thiết bị hiệu chuẩn nội bộ

Dựa trên mức độ chính xác, phức tạp và công dụng của thiết bị, ta có thể dễ dàng lựa chọn xem nên hiệu chuẩn nội bộ hay không. Tới đến là căn cứ về độ chính xác cần đạt được (sai số cho phép) đối với thí nghiệm để lập danh mục. 

Lập danh sách thiết bị hiệu chuẩn nội bộ
Lập danh sách thiết bị hiệu chuẩn nội bộ

Xây dựng phương pháp hiệu chuẩn và tiêu chí chấp nhận

Việc lựa chọn phương pháp hiệu chuẩn thiết bị đo là rất quan trọng, phải phù hợp với công dụng, mục đích và môi trường sử dụng. Nếu thiết bị đo thường sử dụng trên các loại sắt thép thì phương pháp hiệu chuẩn sẽ khác với loại hay dùng trên gỗ và nhựa, dẫn đến tiêu chí chấp nhận cũng bị thay đổi.

Phương pháp hiệu chuẩn và kiểm định thiết bị đo quyết định đến việc sản phẩm có đủ chất lượng để được đưa vào sử dụng hay không, nếu không thì sai số là bao nhiêu, tiêu chí chấp nhận được ở mức sai số nào. Từ đó sẽ giảm thiểu tối đa những sai sót không đáng có trong quá trình sử dụng.

Thực hiện hiệu chuẩn

Cách thức thực hiện hiệu chỉnh phải dựa trên môi trường sử dụng của dụng cụ đo lường, phải điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm sao cho phù hợp cũng như tần suất, thời gian dụng cụ hoạt động. 

Hiệu chuẩn thước cặp cho kỹ sư xây dựng dùng ngoài trời với tần suất sử dụng dày đặc thì cơ sở, địa điểm nơi hiệu chuẩn phải có biện pháp kiểm tra phù hợp khác với các loại thước đo góc được dùng nhiều trong nhà, nơi ít ánh sáng mặt trời và độ ẩm giảm xuống.

Thực hiện hiệu chuẩn phương tiện đo là công đoạn khó nhất và quan trọng nhất trong các bước, nếu xuất hiện sai sót hoặc phương pháp không phù hợp sẽ dẫn đến sai số ở mức không chấp nhận được, từ đó dụng cụ sẽ không còn được đủ độ tin cậy để đưa vào sử dụng trong thực tiễn.

Thực hiện hiệu chuẩn
Thực hiện hiệu chuẩn

Kiểm tra, đánh giá kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Kế tiếp, sau khi đã thực hiện xong quá trình hiệu chuẩn, cần kiểm tra và đánh giá lại kết quả, ghi nhận sai số, độ lệch và tình trạng của dụng cụ. Để việc lựa chọn kết quả được chính xác rồi đánh giá thì thí nghiệm cần được thực hiện ít nhất là 3 lần.

Sau khi đã có những tính toán, đảm bảo được quy trình thực hiện đúng và không còn sai sót gì thì kết quả sẽ được đánh giá dựa trên mục đích sử dụng. Nếu như sử dụng trên những vật liệu lớn thì sai số cho phép cũng sẽ được lớn hơn trên những công việc đo chi tiết.

Xác lập thời gian hiệu chuẩn tiếp theo

Việc dụng cụ thiết bị đo đạc được hiệu chuẩn định kỳ và thường xuyên là điều chắc chắn phải có để đảm bảo độ chính xác cho dụng cụ, không thể chỉ đưa đi trong một vài lần rồi thôi được. Dụng cụ còn sử dụng thì phải có thời gian hiệu chuẩn kế tiếp.

Sau khi đã đánh giá được kết quả, nếu dụng cụ sử dụng trong các môi trường khắc nghiệt như tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao trong nhà máy, độ ẩm cao, có tính axit… thì khoảng thời gian hiệu chuẩn kế tiếp bắt buộc phải sớm hơn loại dụng cụ ít được sử dụng, bảo quản kĩ, và môi trường không quá khắc nghiệt cho sản phẩm.

Mong rằng những thông Tumiki Calib vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn. Để đảm bảo công việc hiệu chuẩn đạt hiệu quả tốt nhất, bạn có thể tham khảo các dịch vụ do Tumiki Calib cung cấp. Liên hệ hotline 0902 831 917 hoặc gửi yêu cầu về hòm thử điện thử hcm@tecotec.com.vn, chúng tôi sẽ mau chóng tư vấn giải pháp cho bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi HotlineGửi EmailZalo Chat