Bảo trì, bảo dưỡng là gì? Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc

Bảo trì, bảo dưỡng là gì? Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc

Ở thời đại hiện đại hóa ngày nay, thiết bị máy móc ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động sản xuất. Bảo trì, bảo dưỡng máy móc là một hoạt động cực kỳ cần thiết để chăm sóc, điều chỉnh giúp duy trì, phục hồi đảm bảo thiết bị có thể hoạt động với năng suất cao nhất. Thảo khảo chi tiết nội dung này tại Tumiki Calib bạn nhé!

Giải thích bảo trì, bảo dưỡng là gì?

Giải thích bảo trì, bảo dưỡng là gì?
Giải thích bảo trì, bảo dưỡng là gì?

Khi nhắc đến việc bảo trì, bảo dưỡng chắc chắn sẽ có rất nhiều người cho rằng đối tượng cần được thực hiện đó là những loại thiết bị máy móc được sản xuất trong kho xưởng. Tuy nhiên, nếu hiểu một cách chính xác hơn thì đây là hoạt động bao gồm cả máy móc và kho xưởng có liên quan đến việc hoạt động sản xuất kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp.

Các đối tượng thực hiện bảo trì bao gồm: thiết bị máy móc sản xuất, nhà xưởng, mặt bằng, hệ thống nước, điện, điều hòa, thang máy và một số cơ sở vật chất trong môi trường cơ khí khác. Bảo trì máy móc, thiết bị gồm những loại sau đây: Bảo trì phục hồi, bảo trì kế hoạch, bảo trì khẩn cấp.

Các phương pháp bảo trì bảo dưỡng thiết bị

Bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị theo định kỳ

Để kiểm tra, bảo trì máy móc người thợ sẽ tiến hành so sánh các thông số kỹ thuật ban đầu của nhà sản xuất so với tình trạng sử dụng máy thực tế. Bên cạnh đó, thực hiện những thay thế định kỳ đối với một vài linh kiện cố định đã có từ trước.

Bảo dưỡng, sửa chữa máy móc sau khi máy bị hỏng

Bảo trì, sửa chữa thiết bị sau khi máy móc đã bị hư hỏng thường sẽ được sử dụng nhiều trong những cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ. Với phương pháp này, bạn có thể sử dụng máy móc đến khi có dấu hiệu hỏng hóc thì mới cần đem đi sửa.

Bảo trì, bảo dưỡng dựa vào tình trạng máy

Bảo dưỡng, bảo trì theo tình trạng của máy thường sẽ được ứng dụng ở những công ty chuyên nghiệp, có hệ thống xử lý và theo dõi máy móc.

Các phương pháp bảo trì bảo dưỡng thiết bị
Các phương pháp bảo trì bảo dưỡng thiết bị

Mục đích của bảo dưỡng, bảo trì máy móc

Mục đích của việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc:

  • Đảm bảo cho việc hoạt động bảo dưỡng, bảo trì hay sửa chữa máy móc, các trang thiết bị được thực hiện một cách kịp thời, đảm bảo được tiêu chí nhanh chóng và kết quả tốt cho các trang thiết bị công nghiệp.
  • Nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm tra, cũng như giám sát quá trình hoạt động, kịp thời bảo trì máy móc, thiết bị.
  • Giảm thiểu tối đa mức độ hư hỏng, hao mòn, thất thoát nhằm nâng cao tuổi thọ cùng với gia trị sử dụng của các trang thiết bị.
  • Hệ thống hóa được các thức thực hiện trong bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa lại máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công việc sản xuất.

Lợi ích của bảo dưỡng, bảo trì thiết bị

Lợi ích của việc bảo dưỡng, bảo trì thiết bị ở đây chính là:

  • Hạn chế tối đa khoảng thời gian máy có thể dừng hoạt động
  • Nâng cao năng suất làm việc của các loại thiết bị, máy móc
  • Tăng mức độ an toàn khi bạn sử dụng thiết bị, máy móc
  • Giúp máy móc, thiết bị luôn ở trong trạng thái sẵn sàng làm việc
  • Cắt giảm mức chi phí tối đa trong việc kinh doanh, sản xuất
  • Hay cắt giảm đi chi phí phục vụ cho việc sửa chữa thiết bị, máy móc

Quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị

Quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị
Quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị

Quy trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc gồm có:

  • Bước 1: lập kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì định kỳ: Hãy lên kế hoạch cho từng loại máy đúng chuẩn quy định của nhà sản xuất (Thời gian phát hiện được tình trạng thiết bị, hư hỏng, vị trí đặt máy móc, thiết bị, giám sát hoạt động của máy và cách bảo trì)
  • Bước 2: Đề xuất và xác nhận việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc: Xác định sự hư hỏng của thiết bị, tính khẩn cấp, mức độ và làm đề xuất để đảm bảo rằng máy móc có thể hoạt động ổn định.
  • Bước 3: Tiến hành lên phương án thay thế, sửa chữa máy móc: Liên hệ với những đơn vị bảo dưỡng và lên phương án tiến hành bảo trì máy mics một cách tốt nhất, đảm bảo đúng tiến độ nhu cầu nhà sản xuất.
  • Bước 4: Kiểm tra và thực hiện nghiệm thu: Giám sát và nghiệm thu quá trình bảo trì. Từ đó, đảm bảo rằng máy móc hoạt động một cách ổn định.

Việc thực hiện bảo dưỡng máy móc thiết bị thường được sử dụng với những sản phẩm mới hoặc đang được bảo hành. Thời gian bảo dưỡng này sẽ được diễn ra theo đúng quy định của nhà sản xuất máy móc đó. Tại Tumiki Calib còn có những dịch vụ bảo trì máy móc công nghiệp, dịch vụ sửa chữa thiết bị, dịch vụ bảo dưỡng… Đến với chúng tôi để được trải nghiệm những loại dịch vụ tốt nhất. Chúng tôi có thể tới ngay cơ sở của bạn và thực hiện hiệu chuẩn theo yêu cầu. Gọi đến số 0902831917 hoặc gửi thông tin qua email hcm@tecotec.com.vn, Tumiki Calib sẽ tư vấn và báo giá ưu đãi cho bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi HotlineGửi EmailZalo Chat