Các phương pháp hiệu chuẩn đo lường, bạn có biết?

Các phương pháp hiệu chuẩn đo lường, bạn có biết?

Mỗi phương pháp thực hiện hiệu chuẩn có độ tin cậy, độ chính xác và phạm vi sử dụng cố định. Vậy hiện nay có những phương pháp, dịch vụ hiệu chuẩn đo lường nào. Hãy cùng Tumiki Calib tìm hiểu một số phương pháp hiệu chuẩn thiết bị thông dụng.

Hiệu chuẩn đo lường bằng phương pháp so sánh trực tiếp

Hiệu chuẩn bằng phương pháp so sánh trực tiếp
Hiệu chuẩn đo lường bằng phương pháp so sánh trực tiếp

Theo phương pháp này chúng ta có thể so sánh vật đo hoặc các phương tiện đo cần được hiệu chuẩn trực tiếp với những phương tiện đo và vật đo chuẩn.

Phương thức thực hiện hiệu chuẩn theo phương pháp này khá đơn giản, nhanh chóng nhưng mức độ chính xác thấp và cũng chỉ có thể thực hiện so sánh với các vật đo dung tích (bình đong, ống đong..), các vật đo độ dài (thước cuộn, thước vạch) với nhau.

Tuy nhiên, đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến bằng cách đo đồng thời cùng một đại lượng bằng phương tiện đo chuẩn và đo cần hiệu chuẩn. Điều quan trọng nhất ở đây là cần đảm bảo để chúng có cùng một đại lượng thực hiện như nhau. Ví dụ, khi đặt nhiệt kế chuẩn và nhiệt kế cần hiệu chuẩn vào một bình sử dụng điều nhiệt, thì kết quả sẽ không phản ánh đúng chất lượng của nhiệt kế nếu nhiệt độ trong bình không đồng nhất.

Hiệu chuẩn đo lường vật đo bằng dụng cụ so sánh

Nội dung của phương pháp hiệu chuẩn này là so sánh vật đo cần được hiệu chuẩn với những vật đo chuẩn thông qua công cụ so sánh.

Trong lĩnh vực đo khối lượng thì dụng cụ so sánh sử dụng phổ biến chính là những loại cân chuẩn (để kiểm định những quả cân). Còn trong lĩnh vực liên quan đến đo lường điện thì dụng cụ sử dụng là các cầu đo điện dạng xoay chiều hoặc 1 chiều ( để hiệu chuẩn vật đo điện dung, điện trở, điện cảm…)

Mức độ chính xác của phương pháp này còn phụ thuộc nhiều vào những đặc trưng đo lường đến từ dụng cụ so sánh và trong đó chủ yếu là mức độ chính xác của vật đo độ nhạy, độ chuẩn, độ ổn định của công cụ so sánh. Mức độ nhạy của công cụ so sánh phải đủ để có thể phát hiện những thay đổi của đại lượng đo lường hơn là sai số được phép của các vật đo chuẩn.

Các phần tử cấu tạo nên dụng cụ so sánh ở đây như tỷ số giữa các nhánh của cần điện xoay chiều, một chiều, hay tỷ số giữa hai đòn cân phải đủ ổn định để quá trình so sánh không bị ảnh hưởng.

Hiệu chuẩn đo lường phương tiện đo bằng vật đo chuẩn

Hiệu chuẩn phương tiện đo bằng vật đọ chuẩn
Hiệu chuẩn đo lường phương tiện đo bằng vật đo chuẩn

Phương pháp này được sử dụng để đo cần hiệu chuẩn đo đại lượng thể hiện bằng đo một đại lượng trung gian sử dụng so sánh với vật đo chuẩn hoặc trực tiếp với vật do chuẩn. Ví dụ: Hiệu chuẩn thước cặp bằng những tấm căn hoặc hiệu vôn mét bởi máy bù.

Phương pháp hiệu chuẩn này chỉ sử dụng với bộ vật đo. Thông thường, người ta sẽ điều chỉnh bộ vật đo để kim chỉ của phương tiện đo dừng lại ở những vạch theo quy định. Thí dụ như hiệu chuẩn ôm mét bằng dụng cụ hiệu chuẩn, thì giá trị đọc được là giá trị điện trở thực tế tưởng ứng với số chỉ trên ôm mét.

Những phương pháp thực hiện hiệu chuẩn trên đây được gọi là phương pháp hiệu chuẩn toàn phần. Đối với những phương tiện đo phức tạp, gồm có nhiều bộ phận cấu thành, người ta còn thực hiện hiệu chuẩn từng phần.

Ngoài ra, chỉ khi phương pháp hiệu chuẩn toàn phần không thực hiện được thì người ta mới sử dụng đến hiệu chuẩn từng phần khi cần tìm hiểu về những sai sót, hỏng hóc của từng bộ phận máy.

Khi thực hiện hiệu chuẩn tùy vào sự phức tạp và mức độ chính xác về kỹ thuật của phương tiện đo ta cần phải chọn được phương pháp hiệu chuẩn đúng với nguyên tác và đặc điểm bên trên. Thường đối với từng loại phương tiện đo cụ thể thì sẽ được hướng dẫn đo hiệu chuẩn cụ thể ở văn bản, tài liệu một cách chi tiết.

Lưu ý chọn chuẩn để hiệu chuẩn đo lường

Lưu ý chọn chuẩn để hiệu chuẩn
Lưu ý chọn chuẩn để hiệu chuẩn đo lường

Để có thể đảm bảo được độ tin cậy và chi phí thì bạn cần phải chọn phương pháp chuẩn với yêu cầu cùng đối tượng cần hiệu chuẩn. Thường kết quả đáng tin cậy khi mà sai số của chuẩn nhỏ hơn nhiều so với sai số ở phép đo cho đối tượng hiệu chuẩn. Tuy nhiên không cần phải lựa chọn những loại chuẩn quá chính xác và chi phí quá cao.

Vậy nên, để làm được điều đó thì trong quá trình hiệu chuẩn bạn cần phải chọn các tỷ số cố định giữa sai số của chuẩn và sai số được phép của đối tượng cần hiệu chuẩn sao cho phù hợp nhất. Tỷ số tham khảo có thể là 1:3, 1:4, 1:5. Còn tỷ số 1:2 cũng có thể được sử dụng với điều kiện sai số ngẫu nhiên ở chuẩn và phương tiện đo cần được hiệu chuẩn ở mức nhỏ không đáng kể, mức độ chính xác của nó còn phụ thuộc chủ yếu vào sai số hệ thống quyết định.

Tuy nhiên, khi lập bảng số hiệu chính cho các phương tiện đo lường thì yếu tố được xem xét để chọn chuẩn sẽ không nhất thiết là sai số cho phép ở trên mà còn là độ chính xác đòi hỏi phù hợp đối với số hiệu này.

Và trường hợp chuẩn có bảng số hiệu kèm theo thì cơ sở để lựa chọn và đánh giá chuẩn không chỉ dừng lại ở hạng, cấp chính xác của chuẩn mà còn phụ thuộc cả vào mức độ chính xác của những số hiệu chính này.

Qua bài viết, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những phương pháp hiệu chuẩn đo lường phổ biến hiện nay. Hy vọng, các bạn có thể chọn được cho mình một phương pháp phù hợp nhất với máy móc, thiết bị đang sở hữu. Để hiệu chuẩn an tâm, bạn nhớ ghé qua Tumiki Calib – Công ty hiệu chuẩn uy tín, chất lượng nhất hiện nay. Chúng tôi có thể tới ngay cơ sở của bạn và thực hiện hiệu chuẩn theo yêu cầu. Gọi đến số 0902831917 hoặc gửi thông tin qua email hcm@tecotec.com.vn, Tumiki Calib sẽ tư vấn và báo giá ưu đãi cho bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi HotlineGửi EmailZalo Chat