Biết được những phương pháp, từng bước làm của việc hiệu chuẩn thiết bị đo lường sẽ giúp cho việc hiệu chuẩn được tối ưu nhất. Không chỉ đơn giản là đưa gửi dụng cụ tới các trung tâm là xong. Sau đây là những bước để hiệu chuẩn thiết bị đo lường.
Lập danh sách thiết bị theo dõi đo lường cần hiệu chuẩn
Bạn phải lập danh sách các phương tiện đo lường phải hiệu chuẩn, danh sách này nên bao gồm: Tên thiết bị, mã số thiết bị, ngày sản xuất, sai số ban ban đầu, sử dụng vào việc đo gì, sử dụng nhiều hay ít…
Lập kế hoạch hiệu chuẩn các thiết bị đo kiểm
- Dựa trên danh sách các dụng cụ đo cần hiệu chuẩn để lập quy trình hiệu chuẩn thiết bị theo đúng chu kỳ.
- Với mức độ chính xác và độ phức tạp của dụng cụ đo, lựa chọn cách tự hiệu chuẩn hoặc đem ra bên ngoài.
Xác định sai số cho phép của thiết bị đo lường
Việc xác định sai số cho phép của hiệu chuẩn thiết bị đo là rất quan trọng, hầu hết chúng ta thường không để ý thông số này, đây là cơ sở để chúng ta quyết định thiết bị sau khi hiệu chỉnh có đủ độ tin cậy cần thiết để tiếp tục sử dụng không.
Theo tham khảo: Độ chính xác (sai số cho phép) = độ chụm + độ đúng. Để rõ hơn về độ chụm và độ đúng bạn xem thêm TCVN 6910-1 : 2001 (ISO 5725-1 : 1994) Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – phần 1: nguyên tắc và định nghĩa chung.
Đọc thêm: Sai số của phép đo trong hiệu chuẩn kiểm định
Tiến hành hiệu chuẩn
Đối với các thiết bị theo dõi và đo lường được sử dụng dịch vụ hiệu chuẩn bên ngoài, chúng ta gửi thiết bị đến cơ quan hiệu chuẩn được có chứng nhận bởi viện kiểm tra tiêu chuẩn đo lường như Quatest 1, 2, 3 hay các trung tâm kỹ thuật đo lường thuộc các tỉnh.
Nên yêu cầu nơi hiệu chuẩn thực hiện đúng như cách dụng cụ được sử dụng ngoài thực tế để xác định sai số.
Phân tích và đánh giá kết quả hiệu chuẩn
Quy trình hiệu chuẩn và kiểm định thiết bị gồm các bước sau đây:
- Cung cấp kết quả để quyết định thiết bị có dùng được nữa hay không? Đây là việc rất quan trọng, một thiết bị sau khi hiệu chuẩn phải được quyết định ngay khi còn đạt chuẩn để được sử dụng nữa hay không, nếu cứ tiếp tục sử dụng loại không đạt chuẩn sẽ gây sai sót trong công việc.
- Quyết định có điều chỉnh lại dụng cụ đo hay không.
- Quyết định thời gian hiệu chuẩn kế tiếp.
Thời gian hiệu chuẩn
Các tổ chức thường mặc định khoảng thời gian khuyến nghị trên giấy hiệu chuẩn dụng cụ đo là khoảng thời gian kế tiếp. Tuy nhiên đấy chỉ là khuyến nghị, không bắt buộc nên chỉ có yếu tố tham khảo.
Vậy khoảng thời gian hiệu chuẩn phụ thuộc vào độ ổn định của thiết bị, mà độ ổn định của thiết bị phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Tần suất sử dụng thiết bị,
- Chất lượng thiết bị,
- Môi trường bảo quản, làm việc,
- Tuổi thọ thiết bị và
- Độ trượt của sai số (độ rơi của sai số thiết bị),
- Và chế độ bảo trì bảo dưỡng, …
Chính vì vậy, không liên quan tới việc thiết bị mới mua hay sử dụng được lâu mà khoảng thời gian hiệu chuẩn dựa trên cách bạn sử dụng, không có bất kỳ một khoảng thời gian cụ thể nào cả.
Việc hiệu chuẩn sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu như bạn lựa chọn được một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín. Theo đó, Tumiki Calib tự tin hiệu chuẩn chính xác, đảm bảo tiến độ – là sự lựa chọn hợp lý dành cho các doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 0902 831 917 hoặc gửi yêu cầu về email hcm@tecotec.com.vn ngay hôm nay bạn nhé!