Hiệu chuẩn thiết bị là gì? Đây công việc được thực hiện khi thiết bị đo lường sau một thời gian sẽ bị sai lệch do ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, để lại những sai lệch trong phép đo hay khi mới được sản xuất, để được đảm bảo có thể lưu thông ở thị trường. Hãy cùng Tumiki Calib tìm hiểu về các quy định sau đây.
Giới thiệu về hiệu chuẩn thiết bị
Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị của đại lượng cần đo.
Như vậy có thể hiểu hiệu chuẩn thiết bị đo lường là hoạt động diễn ra của người sử dụng thiết bị nhằm đảm bảo thiết bị đo luôn ở trong trạng thánh chính xác.
Thiết bị được kiểm tra bởi các thiết bị đo chuẩn hay khối chuẩn để kiểm tra xem giá trị có bị sai lệch hay không? Nếu có thì có biện pháp điều chỉnh kịp thời
Tại sao các doanh nghiệp cần phải hiệu chuẩn thiết bị?
Trong quá trình làm việc, các thiết bị/máy móc đo lường sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường theo thời gian, lâu dần sẽ dẫn đến sai lệch khiến độ chính xác bị giảm đi. Khi đo, các kết quả sẽ xuất hiệu sai lệch gây ảnh hưởng không đáng có tới công việc.
Ta khó có thể loại bỏ sai số hệ thống, nhưng có thể kiểm soát được thông qua hiệu chuẩn thiết bị thường xuyên. Hiệu chỉnh dụng cụ đo đảm bảo rằng các phép đo là chính xác và trong giới hạn kỹ thuật cho phép cần thiết của thiết bị đo lường.
Các quy định về hiệu chuẩn thiết bị đo lường
1. Căn cứ pháp lý
Dựa trên luật đo lường năm 2011. Thông tư 24/2013/TT-BKHCN, ngày 30/09/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ “Quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường”
Thông tư 07/2019/TT-BKHCN “Sửa đổi bổ sung một số điều chỉnh của Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2”
2. Đối tượng áp dụng
Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn dụng cụ đo, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường (sau đây gọi tắt là tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm)
Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được chỉ định (sau đây gọi tắt là tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định).
Các cơ quan nhà nước về đo lường, tổ chức, cá nhân khác có liên quan
3. Nguyên tắc hiệu chuẩn thiết bị
Hiệu chuẩn và kiểm định phải độc lập, khách quan, chính xác và công khai, minh bạch về trình tự cũng như thủ tục thực hiện, phát hiện các độ lệch hiệu chỉnh phải được xử lý chính xác.
Tuân thủ trình tự, thủ tục hiệu chuẩn đã được công bố hoặc theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đo lường
Tuân thủ quy định về bảo mật thông tin, số liệu và kết quả hiệu chuẩn
4. Điều kiện hoạt động hiệu chuẩn thiết bị
- Được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật:
- Có đủ quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm do tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm công bố áp dụng đối với lĩnh vực đăng ký hoạt động.
- Có ít nhất hai (02) nhân viên kỹ thuật (viên chức, lao động hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên, lao động hợp đồng không xác định thời hạn) cho mỗi lĩnh vực đăng ký hoạt động.
- Đáp ứng các yêu cầu về tính độc lập, khách quan
- Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
- Phải đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
5. Chi phí hiệu chuẩn thiết bị đo lường
- Vật tư
- Nhân công
- Khấu hao thiết bị và máy móc
- Vận chuyển
Đọc thêm: Tìm hiểu các phương pháp và quy trình hiệu chuẩn cân điện tử
Như vậy, bạn đã biết được những quy định về việc hiệu chuẩn thiết bị đo lường. Nếu như bạn quan tâm tới đơn vị cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn uy tín thì hãy liên hệ tới Tumiki Calib – Công ty hiệu chuẩn uy tín, chất lượng nhất hiện nay. Chúng tôi có thể tới ngay cơ sở của bạn và thực hiện hiệu chuẩn theo yêu cầu. Gọi đến số 0902831917 hoặc gửi thông tin qua email hcm@tecotec.com.vn, Tumiki Calib sẽ tư vấn và báo giá ưu đãi cho bạn!