Cách đọc kết quả hiệu chuẩn đơn giản, chuẩn xác

Cách đọc kết quả hiệu chuẩn đơn giản, chuẩn xác

Để đọc kết quả hiệu chuẩn được chính xác nhất thì cần phải hiểu và giải được một vài thông số nhất định như độ lệch, số hiệu chính hay độ đảm bảo và không đảm bảo. Nắm rõ ý nghĩa và các quy tắc của các loại thông số này ngoài việc có kết quả hiệu chuẩn chính xác nhất mà còn giúp việc hiểu rõ dụng cụ được tốt hơn, trong các môi trường, hoàn cảnh nào sử dụng được tối ưu nhất.

Độ lệch (Difference) và Số hiệu chính (Correction)

Thông thường giấy hiệu chuẩn cung cấp cho chúng ta 2 thông số là độ lệch (sai số hệ thống – SSHT) và độ không đảm bảo đo (sai số ngẫu nhiên – SSNN). Độ lệch là sự khác nhau giữa giá trị chuẩn với giá trị của phương tiện đo mang lại tại thời điểm đo. Độ lệch được tính bằng cách lấy giá trị đo của phương tiện trừ đi giá trị chuẩn.

Để đảm bảo phương tiện đo có sai số tốt nhất, người sử dụng phải hiệu chỉnh sai số hệ thống bằng cách dùng số hiệu chính hoặc hệ số hiệu chính. Số hiệu chính có giá trị giống với độ lệch nhưng khác dấu, còn hệ số hiệu chính là số vô thức nguyên nên khi hiệu chính ta nhân với kết quả đo. 

Sau khi hiệu chỉnh sai số hệ thống thì kết quả đo xuất hiện thứ gọi là “độ không đảm bảo đo”. Tùy vào tính chất công việc mà có thể chấp nhận thông số này hay không.

Tìm hiểu độ lệch và số hiệu chính trong đọc kết quả hiệu chuẩn
Tìm hiểu độ lệch và số hiệu chính trong đọc kết quả hiệu chuẩn

Độ không đảm bảo và độ không đảm bảo mở rộng

Sau khi hiệu chuẩn và kiểm định, sẽ xuất hiện: Độ không đảm bảo thể hiện tình trạng của phương tiện đo lường của bạn có ổn định hay không, độ không đảm bảo cao hơn quy định nghĩa là cân của bạn không còn độ tin cậy để sử dụng nữa.

Độ không đảm bảo là gì?

Độ không đảm bảo là thông số không âm, biểu thị cho việc bị sai lệch các giá trị đại lượng, được quy cho đại lượng đo, dựa trên cơ sở thông tin đã sử dụng. Hay nói đơn giản thì độ không đảm bảo là kết quả đo tức thời tại một thời điểm của một thiết bị.

Ví dụ: Kết quả hiệu chuẩn thiết bị cho biết tại giá trị 50g, có độ không đảm bảo là 3 thì khi sử dụng nhiều lần, kết quả có thể rơi vào khoảng từ 47g tới 53g.

Tìm hiểu độ không đảm bảo và độ không đảm bảo mở rộng
Tìm hiểu độ không đảm bảo và độ không đảm bảo mở rộng

Độ không đảm bảo mở rộng và hệ số phủ là gì?

Dịch vụ hiệu chuẩn còn cho biết độ không đảm bảo mở rộng là kết quả của phép nhân độ không đảm bảo cho một hệ số lớn hơn 1, hệ số này là hệ số phủ K.

  • 1 sigma (k=1) ứng với mức độ tin cậy P là 68%.
  • 2 sigma (k=2) ứng với mức độ tin cậy P là 95%.
  • 3 sigma (k=3) ứng với mức độ tin cậy P là 99,7%.

Tầm quan trọng của việc đọc đúng kết quả hiệu chuẩn

Sau quá khi quá trình hiệu chuẩn thiết bị được diễn ra, nếu người sử dụng biết cách đọc kết quả sẽ giúp cho việc sử dụng thiết bị được bền hơn, hiểu được môi trường, nhiệt độ làm việc sử dụng dụng cụ. Với các loại sai số của thiết bị, quyết định xem có phù hợp cho công việc hiện tại hay không, và nếu có thì số lần đo bao nhiêu là sẽ thu được kết quả tin cậy.

Đọc thêm: Xác định chu kỳ hiệu chuẩn giúp thiết bị tránh phải sai số

Vừa rồi, Tumiki Calib đã hướng dẫn bạn cách đọc kết quả hiệu chuẩn. Tuy nhiên, đối với những người không có quá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì tốt hơn là chọn một đơn vị uy tín để được hỗ trợ bước này. Theo đó, Tumiki Calib tự tin là công ty hiệu chuẩn hàng đầu khu vực, sẵn sàng giải quyết những vấn đề về hiệu chuẩn mà khách hàng gặp phải. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0902831917 hoặc email hcm@tecotec.com.vn để được nhận tư vấn chi tiết bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi HotlineGửi EmailZalo Chat